CÁCH LỰA CHỌN BALO LEO NÚI, BALO DU LỊCH PHƯỢT BỤI

Balo, túi xách có lẽ đã trở thành một vật bất ly thân của mỗi người khi ra ngoài, đi học, đi chơi hay đi dã ngoại cùng gia đình bạn bè. Những chiếc balo túi xách không chỉ là món phụ kiện đắc lực để đựng các vật dụng cần thiết mà nó còn là món item tạo nên phong cách cá tính riêng của từng người. Cùng với đó những mẫu balo, túi xách càng ngày càng đa dạng, mỗi chiếc balo, túi xách lại có một chức năng công dụng rất riêng biệt gây khó khăn cho người mua.

Nhưng có lẽ loại balo leo núi là dòng balo thuộc một trong những dòng balo khó lựa chọn mà khó sử dụng nhất. Khi bạn thực hiện một chuyến đi phượt đầy khắc nghiệt với thời gian kéo dài thì một cái ba lô giá rẻ không đúng tiêu chuẩn thì chắc bạn không biết hậu quả tồi tệ nhất là nó có thể khiến biến dạng cột sống, nhiều tác hại khác nữa.

Trong bài viết này balotot.com xin được đề cập đến cách chọn và sử dụng balo leo núi, balo du lịch phượt đúng cách được tổng hợp từ nhiều nguồn để anh em đam mê phượt, đam mê du lịch có được cái nhìn tổng quan nhất về dòng balo này. Anh em có thể đóng góp để bài viết hoàn thiện hơn nữa ở phần bình luận bên dưới nhé !

 

Cách lựa chọn balo leo núi :

 

1, Dung tích của Balo:

Cách giặt, làm sạch và bảo quản balo, túi xách khi bị bẩn

Dung tích của ba lô leo núi được tính bằng thể tích (đơn vị phổ biến nhất là Lít), có những loại rất nhỏ, chỉ khoảng 5 – 15L để sử dụng cho những chuyến đi trong ngày, hoặc loại rất to (Có thể trên 100L) cho những người có thân hình khủng và nhu cầu đi bụi dài ngày.

– Chuyến đi bình thường 1 đến 2 đêm: 20 – 50l
– Chuyến đi cuối tuần 2 – 3 đêm: 50-60l
– Chuyến đi dài ngày: 2- 5 đêm: 60 – 80l
– Đi lâu hơn 5 ngày đêm: 80l ++

2. Kích thước:

dung tích của balo

Ở đây mình đang nói đến lựa chọn kích thước lưng (size) ba lô phù hợp với kích cỡ lưng người mang, không phải lựa chọn dung tích (capacity) lớn – nhỏ của ba lô để đựng đồ cho chuyến đi, đây là hai khái niệm khác nhau mà các bạn cần phân biệt . Ba lô leo núi phù hợp nhất với thể hình của bạn có kích thước (chiều cao) LƯNG BA LÔ bằng với CỠ LƯNG của bạn.

Cách đo cỡ lựng: Hai tay chống nhẹ vào hông, hình dung chỗ đó có một vòng tròn quanh bụng ^^! Dùng thước dây đo dọc sống lưng từ đốt sống cổ tới vòng tròn đó.

– Từ 38cm: bạn dùng ba lô cỡ siêu nhỏ.
– 40cm – 43cm: chọn balo cỡ nhỏ.
– từ 45- 48cm: chọn balo cỡ vừa.
– từ 50cm ++: balo cỡ siêu trường siêu trọng.

3. Thiết kế:

Điểm dễ nhận biết nhất đối với một ba lô leo núi, chúng được thiết kế với hình dạng và kích thước đặc biệt, rất khác so với những loại ba lô thông thường, thiết kế phổ biến là dài dọc theo lưng người mang. Mục đích là giúp ba lô ôm sát lưng, và trọng lực được dồn thẳng xuống dưới.

Balo JACK WOLFSKIN DENALI 60L màu đen

Phân tán trọng lực là vấn đề tối quan trọng với ba lô, và ba lô leo núi thì thường làm rất tốt việc này. Đối với những loại ba lô thông thường, sức nặng của hành lý và cả chính nó thường dồn hết lên đôi vai, việc này sẽ khiến chúng ta có cảm giác ba lô dường như nặng hơn và sẽ rất đau vai sau vài ngày đi liên tục, lúc leo dốc cảm giác còn tồi tệ hơn, như có 2 cánh tay nắm lấy 2 vai và kéo ngược về phía sau, nhưng với ba lô leo núi thì khác, việc thiết kế khoa học giúp trọng lực phân tán đều trên lưng, và điểm chịu lực nhiều nhất là HÔNG, vai hầu như chỉ đóng vai trò là phần níu giữ ba lô khỏi ngửa ra phía sau mà thôi.

4. Đệm lưng:

Balo-JACK-WOLFSKIN-DENALI-60L1

Là phần thường được người dùng quan tâm nhất khi chọn mua ba lô leo núi, đệm lưng bao gồm phần lót êm tiếp xúc với lưng và cả phần khung (có thể bằng kim loại hoặc các vật liệu tổng hợp) ở bên trong giúp phần lưng ba lô đứng thẳng, cứng cáp, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới việc giữ cho đồ đạc của chúng ta ổn định và không bị xáo trộn sau khi đã sắp xếp ngăn nắp trong ba lô, ngoài ra nó giúp hướng trọng lực của ba lô dồn thẳng xuống hông và nằm ổn định sau lưng. Thường thì những thanh đỡ lưng ba lô bằng vật liệu cứng đều có thể lấy ra được.

5. Các ngăn và cửa lấy đồ:

Đây cũng là điều đáng chú ý với các ba lô leo núi, thường chúng được thiết kế với 2 cửa lấy đồ (với những dòng cỡ nhỏ thì không cần thiết nên có thể chỉ có 1) và các ngăn phụ đều có những chức năng quan trọng của nó, ví dụ như: Ngăn chứa túi nước uống (Hydration pocket), ngăn đựng áo mưa trùm ba lô (Rain cover), ngăn đựng chai nước,…

Ngăn chứa túi nước uống, phụ kiện này rất tuyệt đối với dân Trekking chuyên nghiệp, vì bạn không cần phải xách theo những chai nước lỉnh kỉnh mà mỗi lần uống phải bỏ ba lô xuống để lấy nó ra, rồi khi uống xong nếu không muốn vứt lung tung góp phần gây ô nhiễm môi trường bạn phải mang cả vỏ chai theo, rất phiền phức, thay vào đó, một túi đựng nước Hydration bag có dung tích 2 hoặc 3L được bỏ gọn trong ba lô có thể đáp ứng đủ nhu cầu nước trong một ngày, bạn có thể vừa đi vừa uống bằng vòi rất tiện.

6. Đai trợ lực:

Như đã nói ở trên, ba lô leo núi đòi hỏi phải làm thật tốt việc phân tán đều trọng lực, mang lại cảm giác thoải mái cho người mang, để làm được việc này, trên ba lô leo núi có khá nhiều dây và đai trợ lực, một số người không quen sử dụng không hề biết đến công dụng và mục đích của chúng, đôi khi họ còn thấy nó thật thừa thãi và lằng nhằng. Nhưng một cái ba lô leo núi hầu như không thể thiếu những “dây nhợ lằng nhằng” này, và nếu chúng ta biết sử dụng đúng cách thì hiệu quả mang lại là không hề nhỏ

7. Quai đeo:

Balo-JACK-WOLFSKIN-DENALI-60L2

Tuỳ vào từng loại và từng kích thước mà các loại ba lô leo núi thiết kế quai đeo với các chất liệu và độ dày-mỏng khác nhau, nhưng nhìn chung, quai của ba lô leo núi rất êm và chắc chắn, đồng thời chất liệu phải thông thoáng, thoát mồ hôi.

8. Các bộ phận móc và đai ràng thêm đồ bên ngoài:

Những thứ rất hữu ích này thường gây bối rối và cảm giác rườm rà với những người không quen sử dụng ba lô chuyên nghiệp. Nhưng có chúng các bạn có thể giải quyết nhẹ nhàng những vấn đề khi cần phải mang theo những vật dụng cồng kềnh, lỉnh kỉnh cho những chuyến đi xa, dài ngày, ví dụ như: Túi ngủ, tấm trải, lều, gậy leo núi… Những món đồ này rất khó chịu nếu phải bỏ vào trong ba lô thì sẽ chiếm rất nhiều thể tích. Đó là lý do vì sao chúng ta nên ràng chúng ra bên ngoài.

Việc lựa chọn cho mình một cái ba lô tốt đúng loại, đúng chức năng và phù hợp với cơ thể người mang là một điều vô cùng quan trọng trong những chuyến đi du lịch phượt dài ngày, vì ngoài kiểu dáng và màu sắc ra, những loại ba lô đi Phượt, leo núi còn ẩn chứa những công nghệ hỗ trợ người mang mà không phải ai cũng hiểu, sử dụng và khai thác được hết.

Hi vọng qua những chia sẻ trên mà balotot.com đã đề cập bạn hãy nhanh tay chọn cho mình một chiếc balo du lịch, balo phượt, balo leo núi phù hợp và hãy cũng đồng hành cùng balotot.com trên những đoạn đường dài của mình nhé !

http://balotot.com/cach-lua-chon-balo-leo-nui-balo-du-lich-phuot-bui/